Ngành sản xuất cơ khí

left-image-testimonial-home11

Sản xuất cơ khí

Ngành Cơ khí hay còn gọi là ngành Kỹ thuật cơ khí, đây là khối ngành liên quan đến việc áp dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật, khoa học vào trong quá trình thiết kế, chế tạo, bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc nằm trong hệ thống cơ khí để phục vụ ngành công nghiệp sản xuất. Các công việc cần làm bao gồm Thiết kế, chế tạo, gia công và thử nghiệm các sản phẩm cơ khí, vận hành, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống cơ khí và xử lý các vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị điện tử trong quy trình sản xuất.

3 bước chính trong quản lý sản xuất

01 Thiết kế bản vẽ

Thiết kế bản vẽ

Yêu cầu kỹ thuật của đơn đặt hàng để xây dựng bản vẽ thiết kế.

02 Định mức sản xuất

Định mức sản xuất

Mỗi sản phẩm sau khi có bản vẽ kỹ sư có thể bóc tách vật tư để lên định mức sản xuất.

03 Kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất

Dựa vào tiến độ các đơn hàng, lịch trình máy, nhân lực, tồn kho để lên lịch trình sản xuất.

Sản xuất cơ khí là quá trình sử dụng các loại máy móc, kỹ thuật và các nguyên liệu cơ khí để tạo ra các sản phẩm cơ khí có độ chính xác gần như tuyệt đối để áp dụng sâu rộng vào các hoạt động kinh tế của ngành chế tạo máy móc khác, phục vụ cho quá trình thi công, xây dựng trong cuộc sống.

Hay còn được hiểu là sử dụng những hệ thống máy móc hiện đại, độ chính xác cao (máy mài, cưa, máy phay, máy tiện…) kết hợp với trình độ kỹ thuật cao để tạo ra sản phẩm cơ khí.

Hầu hết trong công việc sản xuất ra một sản phẩm cơ khí chính xác cũng đều cần có quy trình cụ thể để việc xử lý mỗi công đoạn được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Chức năng chính trong quản lý sản xuất cơ khí

Lệnh sản xuất

Tạo lệnh sản xuất giao việc cho xưởng sản xuất.

BOM

Lên danh sách các vật tư, thiết bị cần dùng để sản xuất sản phẩm.

Phương pháp sản xuất

Các công đoạn sản xuất, nguồn lực sản xuất mỗi công đoạn.

Lịch trình sản xuất

Kế hoạch sản xuất theo đơn hàng và tiến độ sản xuất.

Ghi nhận sản lượng

Thống kê sản lượng bán thành phẩm, thành phẩm hoàn thành.

Chất lượng sản xuất

Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành, ghi nhận OK, NG, Rework.

Các yếu tố cần thiết trong hoạt động sản xuất cơ khí chính xác

  • Vật liệu sử dụng trong sản xuất cơ khí: inox, sắt, thép, nhôm…
  • Máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất: gia công cơ khí bằng laser, gia công cơ khí bắng máy CNC. Việc sử dụng các loại máy này giúp quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm công sức, vật liệu của người gia công và tăng độ chính xác, sắc nét và độ sáng bóng cho thành phẩm.
  • Công nghệ ứng dụng trong quá trình sản xuất:
  1. Công nghệ gia công không phôi: là công nghệ gia công viến dạng, gia công áp lực và gia công nóng gồm những hoạt động như dập nguội, đúc, dập nóng, hàn, rèn, cán, ép, kéo…
  2. Công nghệ gia công phôi: bao gồm các hoạt động tiện, phay, mài, cắt gọt, bào…
  3. Ngoài ra, còn một số công nghệ khác sử dụng trong quy trình sản xuất một sản phẩm cơ khí như gia công bằng sóng siêu âm, gia công ằng chùm điện tử, gia công bằng tia lửa điện.

Quy trình sản xuất một sản phẩm gia công cơ khí 

Trong một nhà máy cơ khí, để sản xuất ra một sản phẩm cơ khí (chi tiết, cụm cơ cấu, thiết bị…) đòi hỏi phải trải qua một quy trình sản xuất phức tạp để tạo nên chi tiết thành phẩm với hình dáng, kích thước và chất lượng theo yêu cầu.

Quy trình sản xuất có thể chia ra nhiều quá trình khác nhau như: quá trình chế tạo phôi, gia công cắt gọt, gia công nhiệt, hoá, lắp ráp, sửa chữa, chế tạo, phục hồi dụng cụ và vận chuyển…Một quy trình sản xuất cơ khí cơ bản bao gồm những bước sau:

  1. Thiết kế bản vẽ

Việc đầu tiên để tạo ra các chi tiết máy hoàn hảo, bạn cần phải nghiên cứu chi tiết bản vẽ, tìm hiểu kỹ các chức năng của từng bộ phận và phân loại chúng. Đặc biệt, khi thiết kế bản vẽ cần phải đạt được yêu cầu kỹ thuật cần thiết cũng như đáp ứng các công nghệ hiện đại tại mỗi thời điểm.

  1. Xác định dạng sản xuất: gồm 3 dạng sản xuất chính là:
  • Sản xuất đơn chiếc
  • Sản xuất hàng loạt
  • Sản xuất hàng khối.
  1. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi: muốn chế tạo được một chi tiết máy đạt yêu cầu kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế, người thiết kế quy trình công nghệ phải chọn ra phương pháp chế tạo phôi và xác định kích thước phôi phù hợp.
  1. Xác định thứ tự các bước thực hiện: trước khi bắt tay vào thực hiện tạo ra các chi tiết máy, bạn cần xem xét kỹ lưỡng quy trình từng bước thực hiện để đảm bảo sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng trong thời gian ngắn nhất có thể.
  1. Chọn thiết bị nguyên công gia công cơ khí: công việc chọn thiết bị, dụng cụ có ảnh hưởng tới chất lượng, năng suất cũng như giá thành gia công. Chính vì thế, khi thiết kế quy trình sản xuất cơ khí cần phân tích kĩ lưỡng khi lựa chọn thiết bị, dụng cụ phù hợp.
  1. Xác định lượng dư gia công cơ khí: sau khi hoàn thành các bước công nghệ để gia công thiết bị, bạn nên so sánh các phương án để chọn được phương án tối ưu nhất trong từng điều kiện gia công. Tùy theo phương pháp thực hiện mà mỗi quá trình sản xuất sẽ sử dụng các tài liệu, hướng dẫn sản xuất riêng.
  1. Kiểm tra chất lượng: sau khi thực hiện các quy trình sản xuất cơ khí chi tiết máy và lựa chọn quy trình phù hợp thì chúng ta sẽ bắt tay vào thực hiện và có ra đời các sản phẩm gắn với mỗi quá trình. Sản phẩm hoàn thành cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bán ra thị trường và đưa vào hoạt động để đảm bảo các sự cố phát sinh sau đó là không xảy ra bởi lỗi của doanh nghiệp cung cấp.

Phần mềm quản lý mua sắm

Quản lý mua sắm, giao nhận, thanh toán hiệu quả

viVietnamese